Đau nhức mỏi xương khớp phải làm sao

Đau nhức mỏi xương khớp phải làm sao

Đau nhức mỏi xương khớp là tình trạng đẫ và đang xảy ra ở rất nhiều người ở nước ta. Vấn đề này trước kia chỉ điễn ra ở những người cao tuổi, nhưng hiện tại đang bị trẻ hóa xảy ra ở ngày những người ngoài 30 tuổi. Nguyên nhân nào gây ra vấn đề này, nếu mắc phải vấn đề này thì phải làm sao, chúng ta cùng tìm hiểu.

Nhức mỏi xương khớp là gì?

Nhức mỏi xương khớp là cảm giác nhức, đau mỏi và khó chịu xảy ra ở một hoặc nhiều vị trí xương trên cơ thể. Nhức mỏi trong xương có thể hiện diện dù bạn đang di chuyển hoặc không. Bệnh xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, thường gặp nhất là ở xương ống chân, xương cánh tay, cổ hay vai gáy. Các cơn nhức mỏi trong xương thường xuất hiện vào cuối ngày, ban đêm hoặc khi người bệnh mới ngủ dậy.

Tình trạng nhức mỏi trong xương gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, uể oải, gặp khó khăn trong hoạt động, có thể gây mất ngủ khi xảy ra vào ban đêm và nếu kéo dài lâu ngày sẽ khiến người bệnh bị suy nhược cả về sức khỏe và tinh thần.

 

Đối tượng nào hay bị nhức mỏi xương khớp?

Nhức mỏi trong xương có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong số những đối tượng dưới đây, nguy cơ bị nhức mỏi trong xương của bạn sẽ tăng cao hơn so với người khác:

• Người cao tuổi, người đã bước qua tuổi trung niên.

• Người từng gặp tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.

• Nhân viên văn phòng ít vận động, làm việc với máy tính trong thời gian dài.

• Vận động viên thể dục thể thao.

• Người làm các công việc nặng khiến xương bị căng thẳng liên tục.

 

Nguyên nhân gây nhức mỏi xương khớp?

Loãng xương: Loãng xương là một bệnh lý về xương thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh gây giảm mật độ xương kèm suy giảm cấu trúc xương và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp nhất là ở hông, cột sống và cổ tay.

Chấn thương: Nhức mỏi trong xương có thể phát sinh sau khi bạn gặp phải một chấn thương đột ngột nào đó như tai nạn, ngã, chấn thương khi tập thể thao,…. Các tác động này có thể khiến xương khớp của bạn bầm, nứt, gãy,… và bất kỳ tổn thương nào đối với xương đều có thể gây ra tình trạng nhức, đau mỏi trong xương.

Nhiễm trùng xương: Nhiễm trùng xương (còn gọi là viêm tủy xương) là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ngay tại xương (thường là do chấn thương) hoặc bắt đầu từ một nơi khác trong cơ thể rồi lan đến xương. Nhiễm trùng xương có thể giết chết các tế bào xương của bạn và gây đau nhức trong xương.

Ung thư xương: Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp xảy ra khi một khối u hoặc một khối mô bất thường hình thành trong xương. Ung thư xương có thể bắt nguồn từ chính xương (ung thư xương nguyên phát) hoặc bắt nguồn từ một nơi khác trong cơ thể, thường là ung thư vú, phổi, tuyến giáp, thận và tuyến tiền liệt (ung thư xương thứ phát)

Bệnh bạch cầu: Bệnh bạch cầu được định nghĩa là một bệnh ung thư máu (bao gồm cả tủy xương và hệ bạch huyết) xảy ra do sự tăng sinh quá mức các tế bào bất thường của tủy xương. Tủy xương là nơi đảm nhiệm chức năng sản xuất các tế bào xương. Ở những người bị bệnh bạch cầu, việc tích lũy quá nhiều tế bào bất thường ở tủy xương sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức xương kèm cảm giác yếu xương, đặc biệt là ở chân.

Thay đổi thời tiết: Thời tiết lạnh kéo dài hay sự tăng giảm nhiệt độ đột ngột sẽ khiến mạch máu tại các vùng da co lại, lượng máu tới nuôi dưỡng xương khớp giảm, từ đó xuất hiện cảm giác nhức mỏi, khó chịu trong xương.

Thói quen sinh hoạt không tốt: Tập thể dục sai cách, chơi thể thao với cường độ cao, mang vác đồ vật nặng quá sức, làm việc sai tư thế trong thời gian dài,… cũng có thể gây nhức mỏi xương.

Mang thai: Đau, nhức mỏi ở vùng xương chậu là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ, còn được gọi là chứng đau vùng chậu do mang thai (PPGP).

Bệnh lý xương khớp khác như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gout,…

 

Giải pháp cho nhức mỏi xương khớp

Sử dụng thuốc tây: Phương pháp này cần đến các cở sở y tế chuyên khoa khám và điều trị theo bác sĩ.

Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu là biện pháp nhằm mục đích tăng cường, cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động của các cơ quanh xương. Ngoài ra, nó cũng hữu ích trong việc cải thiện sức mạnh và sức khỏe của xương, đặc biệt là đối với những người bị loãng xương. Một số phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm tình trạng nhức mỏi xương có thể kể đến như trị liệu nhiệt (có thể nóng hoặc lạnh), xoa bóp, siêu âm trị liệu,…

Phẫu thuật: Bạn có thể phải thực hiện phẫu thuật trong một số trường hợp đau, nhức mỏi trong xương như: gãy xương, loại bỏ xương và mô bị tổn thương do nhiễm trùng, ổn định xương do ung thư đã làm suy yếu hoặc gãy xương, cắt bỏ một phần xương trong bệnh hoại tử xương,…

Phương pháp tại nhà:

Sử dụng Sâm bột CND Ginseng: Bột sâm CND giúp tăng cường đề kháng, giảm lão hóa của xương khớp cũng như cơ thể, hỗ trợ phục hồi sức khỏe bệnh nhân ung thư trước sau xạ trị….

Sử dụng Sâm hòa tan CND: Hỗ trợ giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần do thận yếu.

Sử dụng Sâm viên CND: Tăng cường sức khoẻ, nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi, giúp tỉnh tao, giảm đau nhức mỏi xương khớp.

Sử dụng nhân sâm táo đỏ: Hỗ trợ giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm nhiều lần do thận yếu.

Với những sản phẩm nhân sâm Canada trên thì người đau nhức xương khớp hoàn toàn có thể cải thiện đau nhức mỏi sau 3 đến 6 tháng. Hơn nữa các sản phẩm của công ty CND Ginseng được cấp phép không chỉ trong nước mà còn được cấp phép lưu hành tại thị trường tại Mỹ (một thị trường có tiêu chuẩn cao nhất thế giới).

Lựa trọn các bài tập vận động: đạp xe, bơi lội, đu xà,…

 

 

 

 

Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String
icon icon